Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Những dự án nhà ở xã hội trầy trật

Có dự án xin chuyển đổi từ thương mại sang nhà ở xã hội theo chiều hướng thị trường, có những dự án vấp thủ tục, kiện cáo...

Đã khởi công, mở bán, dự án vẫn… bất động!
Là dự án nhà thương mại đầu tiên được TP. Hà Nội đồng ý chuyển đổi sang thành nhà ở xã hội, lại nằm tại vị trí đắc địa nên Dự án 143 Trần Phú (quận Hà Đông) của CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU) thu hút được sự quan tâm của nhiều người có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn.
Được khởi công từ ngày 24/7/2013, là một trong các dự án được ưu tiên vay vốn từ gói 30.000 tỷ với lãi suất ưu đãi, nhưng đến nay, hơn hai tháng sau ngày khởi công, địa chỉ 143 Trần Phú, Hà Đông vẫn là một bãi đất trống.
Theo khảo sát thực địa của phóng viên, dự án hiện được chủ đầu tư quây tường rào tôn, nền đất đã bị đào bới, nhưng công trường bên trong vẫn chưa có máy móc, chưa có bóng dáng công nhân và còn ngổn ngang phế liệu. Những dấu hiệu bên trong công trường cho thấy, dự án vẫn chưa được chủ đầu tư sẵn sàng triển khai một cách có hệ thống.
nhà ở xã hội,dự án,thủ tục,dự án nhà ở
Được biết, tại đợt mở bán đầu tiên có mức giá khoảng 14 triệu đồng/m2, cao tương đương giá bán căn hộ tại một số dự án chung cư thương mại trên cùng địa bàn, nên nhiều khách hàng đã không còn mặn mà với căn hộ dự án này.
Để thu hút khách mua nhà, chủ đầu tư đã cho phép khách hàng “đặt cọc” mua căn hộ. Tuy nhiên, việc đặt cọc để mua nhà ở xã hội theo một số khách hàng là tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên họ không dám mạo hiểm “thả gà ra đuổi”. Ngay cả số lượng khách hàng đăng ký mua nhà tại dự án này cũng chưa một một lần được chủ đầu tư công bố.
Một dự án nhà ở xã hội khác cũng nổi như cồn vì sự vội vã động thổ khi chưa chính thức được giao đất là Dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm của chủ đầu tư là CTCP BIC Việt Nam. Song sau hơn 4 tháng động thổ, dự án vẫn “đắp chiếu”.
Trước đó, chủ đầu tư đã đưa ra cam kết sẽ khởi công vào tháng 9/2013, song việc khoan trắc địa dự án đã bị phía đối tác là Tổng CTCP Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) gây khó dễ, không chịu bàn giao đất trên thực địa, bất chấp việc TP. Hà Nội đã có quyết định bàn giao đất.
Trao đổi với ĐTCK, một đại diện của BIC Việt Nam mới đây đã phải “đính chính” thông tin khởi công Dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm. Theo đó, phải đến tháng 12/2013, dự án này mới được khởi công. Dù vậy, trên trang web của BIC Việt Nam, hiện số lượng khách hàng đăng ký mua đã vượt quá số lượng căn hộ theo quy hoạch của dự án.
Được vay vốn ưu đãi vẫn… đắp chiếu
Là một trong số ít dự án thương mại chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng, nhưng Dự án chung cư AZ Thăng Long của Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long đến nay cũng chưa có những động thái cho thấy chủ đầu tư sẽ sớm triển khai.
Trong khi đó, nhiều khách hàng từng góp vốn để mua căn hộ thương mại tại dự án này vẫn tiếp tục phản đối việc chuyển đổi dự án, bất chấp việc dự án đã được Thành phố đã đồng ý cho chuyển đổi tổ hợp nhà thương mại này sang nhà ở xã hội.
Một dự án khác cũng có số phận tương tự AZ Thăng Long là dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị Thành phố Giao lưu của Liên danh Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội và CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng Nhà và đất.
nhà ở xã hội,dự án,thủ tục,dự án nhà ở
Dự án này đã được Thành phố đồng ý chủ trương chuyển đổi và là 1 trong 8 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng. Thế nhưng, hiện nhiều khách hàng góp vốn trước đây yêu cầu đòi rút vốn. Trong khi đó, một đại diện trong trong Liên danh chủ đầu tư đã bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam vì cố ý làm trái quy định của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tương lai dự án này vì thế cũng vô cùng mờ mịt và không biết bao giờ mới được triển khai.
Dự án nhà ở xã hội tại địa chỉ 30 Phạm Văn Đồng (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) của CTCP Đầu tư xây dựng và thương mại Dịch vụ Bắc Hà đang trong quá trình khoan thử địa chất làm móng. Đây vốn là Dự án tổ hợp văn phòng, dịch vụ, thương mại. Song chủ đầu tư đã xin chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội.
Để dự án sớm được triển khai và được vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản kiến nghị Sở Xây dựng cấp phép theo từng giai đoạn cho dự án này để chủ đầu tư sớm triển khai dự án. Trao đổi với ĐTCK, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc cấp phép xây dựng theo giai đoạn đối với Dự án nhà ở xã hội 30 Phạm Văn Đồng có thể được. Bởi đây là dự án xin chuyển đổi có đầy đủ hồ sơ giấy tờ nhất trong số dự án xin chuyển đổi trên địa bàn Hà Nội thời gian vừa qua
24h-ngay-36-chuyen-gia-du-cam-tuong-lai-khong-on-nha-o-xa-hoi-011267898.html" target="_blank" />bất động sản 24h ngày 3/6: Chuyên gia dự cảm tương lai “không ổn” nhà ở xã hội
NÊN ĐỌC
Dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm của CTCP BIC Việt Nam. Dự án đã được động thổ từ ngày 28/5/2013 và dự kiến tiến hành khởi công trong tháng 9/2013. Thế nhưng, BIC Việt Nam đã không thể khởi công đúng hẹn, một phần vì đơn vị quản lý đất là Tổng công ty HUD không chịu bàn giao đất trên thực địa cho chủ đầu tư.
Theo đại diện chủ đầu tư, việc khởi công Dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm sẽ lùi đến tháng 12, do dự án chưa hoàn tất thủ tục để có giấy phép xây dựng.
Mặc dù có mặt trong số ít dự án nhà ở xã hội được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng, nhưng Dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị Thành phố Giao lưu của Liên danh Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội và CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng Nhà và đất không biết đến khi nào mới được triển khai vì một trong các chủ đầu tư vướng vòng lao lý. Trong ảnh là lối vào Dự án Chung cư B5 Cầu Diễn, là một phần dự án thuộc Khu đô thị Thành phố Giao lưu.
Dự án nhà ở xã hội tại 143 Trần Phú (quận Hà Đông) của CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Sông Đà. Dự án đã khởi công từ tháng 7/2013, đã được chủ đầu tư tiến hành mở bán. Đây cũng là 1 trong 8 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng, nhưng dường như chủ đầu tư chưa có kế hoạch khởi công một cách có hệ thống.
Vì thế, công trường dự án không có hệ thống máy móc, không có công nhân, mặt bằng vẫn ngổn ngang phế liệu.
Theo Tin nhanh chứng khoán

Khách hàng “buốt ruột”, chủ đầu tư lạnh lùng: “Thích thì cứ kiện”

(Tinmoi.vn) Bức xúc lên đến đỉnh điểm khi tiền đã đóng mà hàng bàn giao không đúng hợp đồng, cái mà nhiều khách hàng tại các dự án BĐS nhận được chỉ là một lời “thách đố” lạnh lùng: “thích thì cứ kiện”.
Đại gia Mường Thanh: “Thích thì cứ kiện tôi đi”.
Ngày 19/10/2013, hàng trăm khách hàng căn hộ tại khu đô thị mới Đại Thanh (Hà Đông, Hà Nội) đã kéo đến sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh để đòi CĐT trả lời những vấn đề liên quan tới diện tích, các khoản thu vô lý…
Cụ thể, dù mới đang trong quá trình bàn giao nhà nhưng khách hàng của các tòa thuộc CT8 và CT10 khu đô thị Đại Thanh đang rất bức xúc vì những vấn đề liên quan tới diện tích căn hộ, thuế VAT cùng nhiều loại phí phế thải, thang máy chưa nhận được sự đồng ý và chấp thuận trong cư dân.
Băng rôn, bảng chữ của khách hàng mua căn hộ tại khu đô thị mới Đại Thanh giăng đầy trước sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh trong ngày 19/10.
Nam Cường,dự án Đại Thanh,dự án Dương Nội
Khách hàng bức xúc biểu tình dự án của đại gia Mường Thanh
 “Cách tính này khiến mỗi căn hộ của chúng tôi bị chênh khoảng 3-6m2 so với thực tế. Ví dụ, căn của tôi theo hợp đồng và cách đo của chủ đầu tư là 58,69m2 nhưng nếu tính theo luật định thì chỉ còn khoảng 54m2”, một khách hàng bức xúc.
Theo đại diện khách hàng hiện có khoảng gần 300 căn bị tính diện tích sai như trên.
Bên cạnh đó khách hàng cũng bức xúc với những khoản thu vô lý của Ban quản lý Dự án Đại Thanh như: Thu tiền vệ sinh và thang máy: 500.000đ/căn hộ. Phế thải xây dựng gia đình tự chuyển ra ngoài khu đô thị; Sàn gỗ: Thu tiền vệ sinh và thang máy: 500.000đ/căn hộ...
Tuy nhiên, trước sự bức xúc có phần sôi sục của khách hàng, thì vị chủ đầu tư dự án, lão đại gia điếu cày lại tỏ ra lạnh lùng: “Thích thì cứ kiện tôi đi”.
Cụ thể sau khi 200 khách hàng mua nhà tại dự án CT6 và một số dự án tại Khu Đô thị Đại Thanh phản ánh việc tính sai diện tích căn hộ. Trả lời Infonet, ông Lê Thanh Thản cho rằng: "Cách tính diện tích căn hộ chung cư của chủ đầu tư là đã áp dụng từ rất lâu đối với tất cả các dự án chứ không phải riêng CT6. Nhưng sở dĩ CT6 và một số ở dự án Đại Thanh có hai loại hợp đồng như các hộ dân phản ánh là do sai sót trong khâu đánh máy".
Cũng theo ông Thản: “Với hợp đồng trót sai rồi, lỡ sai rồi nên thôi không thu hồi lại nữa chứ không có chuyện những hợp đồng sai thì được nhận tiền. Căn cứ làm sổ đỏ thì Sở Tài nguyên Môi trường đo là chính xác nhất”.

Không nêu con số cụ thể có bao nhiêu hợp đồng bị sai do đánh máy, ông Thản nói: "Có quá nhiều dự án, không có thời gian để thống kê những việc đó, còn việc người dân thích khiếu kiện thì cứ đi khiếu kiện".
Chủ đầu tư Nam Cường: “Khách hàng có thể kiện”
Một dự án cũng “lùm xùm” không kém khác là  Dự án nhà ở Dương Nội do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư là Tập đoàn Nam Cường. Tại cuộc gặp mặt vào tháng 5/2013,  khi khách hàng bức xúc tố Nam Cường “nuốt” cam kết, thì vị đại diện Tập doàn này cũng “thách thức”: “Thích thì cứ kiện tôi đi”.
Các khách hàng tại dự án Dương Nội muốn Tập Đoàn Nam Cường Hà Nội xem xét lại các điều kiện bàn giao căn hộ chung cư; cách tính diện tích sàn căn hộ bao gồm hộp kỹ thuật, cột chịu lực và các vấn đề kỹ thuật; cách tính tỷ giá trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư; cách tính lãi muộn chưa hợp lý…
Đáp trả các yêu cầu của khách hàng, ông Nguyễn Thái Học – đại diện Tập đoàn Nam Cường cho biết: “Nếu Tập đoàn không làm theo đúng hợp đồng thì khách hàng có thể kiện lên các cơ quan chức năng”.
Sau câu trả lời “lạnh lùng” của đại diện chủ đầu tư, các khách hàng của dự án này đã nhiều lần gửi thư kiến nghị đến Tập Đoàn Nam Cường Hà Nội nhưng chưa có câu trả lời từ phía chủ đầu tư. Do đó, mới đây, họ đã gửi “tối hậu thư” cho tập đoàn này. Tuy nhiên với thái độ “thích thì cứ kiện”, e rằng các khách hàng khó có được sự hợp tác thỏa đáng từ phía các vị chủ đầu tư.

Hơn 80 nghìn căn hộ chung cư tại Hà Nội chưa có sổ đỏ

(Tinmoi.vn) Trong số hơn 112 nghìn căn hộ đã xây xong và bàn giao cho khách hàng tại Hà Nội, mới có được 31.800 giấy chứng nhận.

UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận nhà đất trên địa bàn cùng với một số kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ của lĩnh vực này.
Theo đó, tính đến hết tháng 9/2013, toàn thành phố mới chỉ cấp được 41.441 giấy chứng nhận/86.420 giấy theo chỉ tiêu của cả năm nay, chiếm 48%.
chung cư,chung cư Hà Nội,sổ đỏ
Về kết quả cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân, hiện thành phố có hơn 1.126.702 thửa đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, tính luỹ kế đến nay thành phố đã cấp được 1.099.086 giấy đạt 97,5%. Hiện thành phố còn hơn 130 nghìn thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận.
Ngoài ra, thành phố còn có 223 dự án bất động sản với khoảng hơn 216 nghìn căn hộ chung cư cao, thấp tầng. Trong đó có hơn 112 nghìn căn đã xây xong và bàn giao cho khách hàng và đã cấp được 31.800 giấy, còn lại hơn 80.300 căn chưa được cấp giấy chứng nhận do vướng mắc hoặc chủ đầu tư chưa lập hồ sơ.
Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ sửa đổi một số quy định.
Cụ thể là sửa đổi Nghị định 84/2007 trong đó sửa đổi và thống nhất việc thu nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận là thu theo giá do UBND cấp tỉnh quy định.
Đối với các trường hợp nhận quyền sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận sau 1/7/2004 nhưng có nguồn gốc đủ điều kiện cấp thì vẫn xem xét cấp giấy chứng nhận nhưng phải nộp các loại phí, thuế theo quy định.

Khối tài sản khủng của người "soán ngôi" bầu Đức

Với những dự án bất động sản trải dài từ Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng…, tập đoàn Nam Cường do bà Trần Thị Thúy Ngà điều hành đang nắm trong tay số tiền lên tới cả chục ngàn tỷ đồng.Khu đô thị mới Dương Nội
Trực thuộc dự án khu đô thị mới Dương Nội của tập đoàn Nam Cường là 5 dự án nhỏ khác với đủ loại hình, từ chung cư cao cấp đến cao ốc, trung tâm thương mại. Tổng mức đầu tư mỗi dự án này đều lên tới cả trăm, thậm chí ngàn tỷ đồng.
Khối tài sản khủng của người soán ngôi bầu Đức

Phối cảnh dự án chung cư Lê Văn Lương Residentials của tập đoàn Nam Cường.
Chẳng hạn, dự án khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng và chung cư HH2, khu đô thị mới Dương Nội có tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, quy mô 5,6 ha. Trong khi đó, tổng mức đầu tư các dự án khác trực thuộc tại khu vực Hà Đông của Nam Cường cộng lại lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, trong đó đình đám nhất là dự án chung cư Lê Văn Lương Residentials với tổng đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Khu đô thị mới Cổ Nhuế
Khối tài sản khủng của người soán ngôi bầu Đức

Phối cảnh tổng thể dự án khu đô thị mới Cổ Nhuế.
Khối tài sản khủng của người soán ngôi bầu Đức
Trung tâm mua sắm tại chung cư CT3 Cổ Nhuế.
Khối tài sản khủng của người soán ngôi bầu Đức
Chung cư Hoàng Quốc Việt Residentials.
Khối tài sản khủng của người soán ngôi bầu Đức
Không gian nhiều cây xanh theo thiết kế quy hoạch tại dự án khu đô thị mới Cổ Nhuế.
Các công trình trực thuộc dự án này gồm có chung cư Hoàng Quốc Việt Residentials và chung cư CT3 Cổ Nhuế với tổng mức đầu tư cả ngàn tỷ đồng. 93 căn hộ dự án này được mở bán từ tháng 6/2013, mức giá 20-22,5 triệu đồng/m2. Quy mô lớn, vị trí khá đẹp, khu đô thị mới Cổ Nhuế là một trong những dự án trọng điểm của tập đoàn Nam Cường.
Các khách sạn hạng sang, resort trải dài miền Bắc
Không chỉ đầu tư mạnh tay vào các dự án bất động sản là chung cư, trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng, tập đoàn Nam Cường do bà Lê Thị Thúy Ngà làm Chủ tịch còn rót tiền làm các khu nghỉ dưỡng, resort. Tại Hải Phòng, Nam Cường có dự án khách sạn và resort Nam Cường Đồ Sơn, đưa vào sử dụng từ năm 2011. Không tiết lộ tổng mức đầu tư dự án nói trên, song quy mô khách sạn với 174 phòng nghỉ và các dịch vụ nhà hàng, quầy bar, casino, bể bơi, khu dịch vụ… cũng là những chi tiết để chứng minh sự đồ sộ của khách sạn và khu nghỉ dưỡng này.
Khối tài sản khủng của người soán ngôi bầu Đức

Phối cảnh dự án khách sạn Hà Đông của tập đoàn Nam Cường tại Hà Nội.
Khối tài sản khủng của người soán ngôi bầu Đức
Khách sạn Hà Đông nhìn từ trên cao.
Khối tài sản khủng của người soán ngôi bầu Đức
Điểm nhấn của doanh nghiệp do bà Lê Thị Thúy Ngà làm chủ tại thành phố Hải Dương.
Khối tài sản khủng của người soán ngôi bầu Đức
Tại đất cảng Hải Phòng, khách sạn Hải Phòng là một trong những điểm nhấn của tập đoàn Nam Cường.
Hệ thống khách sạn, resort của Nam Cường còn trải dài từ Hà Nội đến Hải Dương, Nam Định. Ở Hà Nội, khách sạn Nam Cường Hà Đông đạt tiêu chuẩn 5 sao nằm giáp với tòa cao ốc 27 tầng của tập đoàn này tại Hà Đông. Còn ở Nam Định, Hải Dương, tập đoàn này có dự án khách sạn mang tên trùng với tên thành phố nơi tọa lạc các dự án. Theo tập đoàn Nam Cường, những dự án này đều là điểm nhấn của đơn vị này ở những tỉnh, thành phố nói trên.

Cắt lỗ tại Dự án Royal City: Đâu là giá cuối cùng?

Những lời chào bán đầy sức hút, giảm 600 triệu đến gần 2 tỷ/căn hộ vẫn không ngăn nổi cột giá căn hộ Royal City tiếp tục bị... kéo đổ.

Dự án Royal City được giới truyền thông đưa tin là một đô thị phức hợp hoàn hảo, nơi khách hàng được tận hưởng những trải nghiệm thú vị về một cuộc sống tiện nghi, an toàn. Dự án chung cư Royal city được ví như một “thành phố châu Âu” thu nhỏ ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau khi triển khai chào bán không lâu, giá căn hộ tụt giảm liên tục trên thị trường thứ cấp
Hiện dự án Royal City có mức giảm giá mạnh nhất trên thị trường thứ cấp. Thậm chí, chỉ cần gõ cụm từ "bán chung cư Royal City" trên công cụ tìm kiếm google, trong 0,31 giây đã cho kết quả trên 5,6 triệu kết quả tìm kiếm. Trong đó, hầu kết cụm từ tìm kiếm đều là những chào bán " Siêu cắt lỗ", "cắt lỗ sâu"...
Đâu mới là giá bán cuối cùng của cơn ác mộng "cắt lỗ" chung cư Royal City vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ lời giải đáp trên thương trường.
Dưới đây là biểu đồ xu hướng "cắt lỗ" một số loại căn hộ điển hình thuộc tòa R1 - Royal City:
Royal City,giá căn hộ Royal City,chung cư Royal City
Một số mức giá chào bán trên các hệ thống trang mạng thời điểm đầu quý IV/2013 cho thấy, mặc dù mức cắt lỗ tăng không ngừng nhằm kích cầu khách hàng. Song tổng giá trị căn hộ vẫn còn bỏ xa khả năng tài chính nhiều khách hàng hiện nay. Điển hình như:
* Toà R1, R2
Căn 96.3m BCĐB, giá 3.75 tỷ
Căn 102.1m BCN giá 3.8 tỷ
Căn 109m BCĐN, giá 4.2 tỷ
Căn 124.6m BCĐN, giá 4.7 tỷ
Căn 136m BCTB, giá 5.1 tỷ
Căn 145.2m BCĐN, giá 5.1 tỷ
Căn 127.8m BCTB, giá 4.5 tỷ
Căn 148m BCTB, giá 5.7 tỷ
Căn 151.7m BCTB, giá 6 tỷ
Căn 164m BCT/B, giá 6.2 tỷ
Căn 187.3m, giá 7 tỷ
* Toà R4, R5
Căn 93m BCĐB/TN, giá 3.8 tỷ
Căn 102.1m BCN giá 3.8 tỷ
Căn 112.4m BCĐB giá 4.6 tỷ
Căn 131.5m BCB/N, giá 5.3 tỷ
Căn 132.3m BCĐN giá 5.7 tỷ
*Toà R3
Căn 195m2, R3, BCĐN, giá 9.5 tỷ
Căn 123.7m2, R3, BCTB, giá 6 tỷ 
Căn 132m2, R3, BCĐN, giá 6,6 tỷ
*Tòa R4. R5
Căn 104.9m2 BCĐB, giá 4.250 tỷ
Căn 101.8m2 BCB, giá 3.75 tỷ
Căn 112.4m2 BCĐB, giá 4.7 tỷ
Căn 137.6m2, giá 5.6 tỷ (Căn góc 3 phòng ngủ).
Liệu sang quý I/2014 mức giá căn hộ tại Royal City sẽ diễn tiến ra sao, liệu chủ đầu tư có giải pháp gì kích cầu thị trường hay không vẫn là ẩn số cho bất kỳ ai còn băn khoăn trước khi đầu tư dự án này.
Tuy nhiên trước mắt, nhà đầu tư chịu trận khi căn hộ Royal City vẫn đang giảm giá không phanh!
Theo LandExpress

Giá đất nền, biệt thự rẻ như chung cư

Nhiều dự án đất nền, biệt thự ở Hà Nội đang được rao bán với mức ngang giá chung cư.

Giá “bèo”
Một số dự án từng nổi đình đám những năm 2009 – 2010 với mức giá cao ngất ngưởng thì nay, mức giá đã giảm rất mạnh.
Có thể kể đến như dự án Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội). Trước đây, thời kỳ “sốt nóng”, liền kề và biệt thự tại dự án này thường dao động từ 40 – 60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, vừa qua, chủ đầu tư đã công bố một mức giá khá sốc, chỉ 17,8 - 21,5 triệu đồng/m2đối với nhà liền kề, biệt thự và nhà vườn.
 
Giá biệt thự tại nhiều nơi ngang với chung cư bình dân
Và cũng khác với những sản phẩm bán ra trước đây là của các chủ đầu tư thứ phát, lần này Sudico – chủ đầu tư của dự án trực tiếp đầu tư và phân phối sản phẩm ra thị trường.
Theo đại diện chủ đầu tư, tùy theo vị trí và diện tích, giá bán khởi điểm từ 17,8 - 21,5 triệu đồng/m2 đất, tiến độ đóng tiền linh hoạt chia làm 14 đợt, đợt 1 là 30% giá trị đất và 10% xây thô hoàn thiện mặt ngoài, các đợt sau 10% cách nhau 3 tháng. Tiến độ bàn giao nhà 24 tháng.
Đây được coi là mức giá khá “sốc” vì trước đây, giá đất tại khu vực này có thời kỳ được đẩy lên tới trên 40 triệu đồng/m2. Còn tại một số khu vực lân cận khác, mức giá đất vẫn khá cao như Bắc An Khánh, giá đất vẫn ở mức 35 – 40 triệu đồng/m2, Kim Chung – Di Trạch cũng trên dưới 30 triệu đồng/m2,…
Một dự án biệt thự giá rẻ khác là biệt thự nhà vườn tại khu đô thị Đặng Xá II, Gia Lâm, Hà Nội. Đáng chú ý là dự án hội tụ đầy đủ các yếu tố như: sinh thái, hiện đại, đẳng cấp nhưng mức giá chào bán chỉ 18,6 đồng/m2 (bao gồm VAT và tiền sử dụng đất).
Nhiều biệt thự khác có giá “bèo” cũng đang được chào bán trên mạng với lý do “vỡ nợ”.

Ví dụ như biệt thự tại dự án Geleximco - Lê Trọng Tấn có giá rao bán “bèo” nhất, chấp nhận lỗ vốn. Một căn diện tích 200m2 có giá chỉ 14 triệu đồng/m2. Dường như chưa thấy đủ hấp dẫn, thành viên diễn đàn còn hứa vì cần tiền gấp nên sẽ thương lượng thêm về giá cả. Điều đó có nghĩa giá có thể thấp hơn 14 triệu đồng/m2.

Một mảnh đất khác trong khu biệt thự Kiều Đàm rộng gần 450m2 cũng chỉ có giá 6,7 tỷ đồng. Tính ra, mỗi m2 chỉ khoảng 14,9 triệu đồng. Lý do được đưa ra là "chủ nhà vỡ nợ, cần tiền gấp".
Theo báo cáo của Savills quý 3/2013 vừa qua, giá chào bình quân của toàn thị trường biệt thự, liền kề giảm 7 – 8%. Liền kề ở khu vực Gia Lâm, Từ Liêm, An Khánh chỉ 18 - 21,5 triệu đồng/m2, ngang với giá căn hộ chung cư ở những dự án trung bình.
Hút khách
Lý giải về việc tung ra mức giá biệt thự, liền kề khá thấp tại dự án Nam An Khánh, ông Vũ Văn Dũng - Phó Tổng giám đốc Sudico kiêm Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Sudico cho biết, do thị trường khó khăn chung và chủ đầu tư muốn chia sẻ khó khăn với khách hàng nên chấp nhận giảm giá để thu hút khách hàng.
“Dự án Nam An Khánh đến nay đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Với thế mạnh là thiết kế cảnh quan đẹp, tỷ lệ cây xanh hồ nước lớn, đặc biệt là mức giá hấp dẫn sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng", ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, trong bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay thì khách hàng sẽ quan tâm nhiều hơn đến giá trị thực của sản phẩm. Tức là sản phẩm phải tốt về chất lượng, đảm bảo về tiến độ, có mức giá hợp lý thì mới có khả năng tiêu thụ tốt.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng phòng nghiên cứu Savills cũng cho biết, nguồn cung tương lai của thị trường nhà biệt thự, liền kề đến từ khoảng 82 dự án nằm rải rác tại 15 quận, huyện với tổng quỹ đất của số dự án trên là khoảng 11.400 ha. 60% số lượng dự án đang trong giai đoạn lập quy hoạch và 32% đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Với lượng hàng tồn kho hiện có, nhiều chủ đầu tư chỉ mong tăng thanh khoản để giải phóng hàng tồn chứ mục tiêu không phải đặt vào lợi nhuận cho đợt bán hàng cuối năm nay. Chính vì vậy, giá biệt thự tại nhiều nơi đã giảm khá mạnh.
Một số chủ đầu tư cũng cho biết, với mức giá của phân khúc biệt thự, liền kề hiện nay thì không thể giảm thêm nữa vì đã quá sát giá thành, giá vốn.
Theo dự đoán của chuyên gia kinh tế, thị trường biệt thự, liền kề trong những tháng cuối năm có thể sẽ là sản phẩm được khách hàng ưa chuộng, bởi lẽ giá bán phân khúc này đang ở mức hấp dẫn kho giá bán đã giảm tới 50 - 60% so với trước đây.

Chung cư Ngoại giao Đoàn “đắp chiếu”, chủ đầu tư dửng dưng

Sắp tới thời hạn bàn giao nhà (12/2013), tuy nhiên, dự án chung cư Ngoại giao Đoàn (Xuân Đỉnh, Hà Nội) đến nay vẫn “đắp chiếu”.

Sắp đến hạn bàn giao, chung cư Ngoại giao Đoàn vẫn “đắp chiếu”
Bỏ ra số tiền gần 2 tỷ đồng từ năm 2011 để mua căn hộ tại tòa N03T1 - Chung cư Ngoại giao Đoàn (xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm TP. Hà Nội), tuy nhiên, sau gần 2 năm chờ đợi, đến nay, anh Nguyễn Kiên (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía nhà đầu tư về thời gian bàn giao căn hộ.
“Tôi cảm thấy sốt ruột bởi bỏ ra một số tiền lớn từ cách đây 2 năm nhưng đến nay, căn hộ của tôi vẫn chưa thành hình, dự án đó vẫn ngổn ngang trên đống sắt vụn, không hề có hoạt động xúc tiến thi công. Chủ đầu tư thì “lặn mất tăm”, không có thông báo về tiến độ cũng như lý do chậm tiến độ và thời gian chính xác bàn giao nhà, dù trong hợp đồng quy định rõ điều này” – anh Nguyễn Kiên bức xúc.
Để có được quyền mua căn hộ, anh Kiên đã phải trả 27 triệu đồng/m2 (mỗi m2 mất tiền "chênh" là 15,5 triệu đồng).
Hợp đồng mua bán của anh với chủ đầu tư – công ty Cổ phần Thi công Cơ giới Xây lắp – đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, chính thức được ký vào 27/11/2011. Hiện tại, khách hàng Kiên đã đóng 40% tổng giá trị hợp đồng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
chung cư,dự án chung cư,dự án Ngoại giao đoàn,dự án Xuân Đỉnh,Hà Nội
Theo điều 8.1 của hợp đồng mua bán giữa 2 bên, công ty Thi công Cơ giới Xây lắp sẽ phải bàn giao nhà cho bên mua thời gian dự kiến trước ngày 31/12/2013.
Như vậy, chỉ còn vẻn vẹn 2 tháng nữa là đến hạn giao nhà, tuy nhiên, hiện trạng khu căn hộ tòa N03T1 hiện nay vẫn rất ngổn ngang, mới chỉ xây xong tầng hầm và thi công tới tầng 1.
“Tôi mong muốn chủ đầu tư có một lời giải thích rõ ràng và cam kết chắc chắn về tiến độ triển khai dự án, khẳng định với chúng tôi xem, dự án sẽ chậm tới bao giờ và công ty Cổ phần Thi công Cơ giới Xây lắp có ý định đầu tư tiếp hay không, hay bán cho người khác?” – khách hàng Nguyễn Trung Kiên mong mỏi.
Đồng cảnh ngộ với anh Kiên, anh Lê Tuấn (Xuân Đỉnh, Hà Nội) cũng chấp nhận mua nhà giá cao với mong muốn sớm sở hữu ngôi nhà phục vụ nhu cầu ăn, ở của gia đình, nhưng giấc mơ ấy lại bị phá sản do chủ đầu tư thất hứa về tiến độ thi công.
Kể từ khi anh Tuấn ký hợp đồng góp vốn với sàn giao dịch bất động sản và sau đó là ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, đến đầu năm 2011, anh đã nộp 45% giá trị hợp đồng tương đương khoảng 800 triệu đồng. Mặc dù nhiều lần liên tục gọi điện thúc giục chủ đầu tư, tuy nhiên, khách hàng chỉ nhận được những lời “hứa suông”.
“Tôi đã gọi điện lên chủ đầu tư ít nhất 4 lần, 2 lần đầu vào lúc chủ đầu tư mới vừa làm xong phần móng, họ hứa hẹn “Sắp làm rồi, yên tâm đi”. Nhưng sau đó, dự án vẫn “dậm chân tại chỗ”, tôi có điện thoại thêm 2 lần nữa, lần gần nhất là cách đây 3 tháng, công ty Cổ phần Thi công Cơ giới Xây lắp thừa nhận: Hiện tại họ rất khó khăn. 70% doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam rơi vào bế tắc và họ cũng là 1 trong số đó khi chưa tìm được nguồn lực tạm thời để xây tiếp” – anh Tuấn tâm sự.
Anh Tuấn cho biết: Chiều chiều, anh thường đi tập thể dục qua khu chung cư Ngoại giao Đoàn, nhìn dự án “đắp chiếu”, lòng rất xót xa. “Trước đây, tôi hay nói chuyện với bác bảo vệ. Ngày trước, khu N03T1 này còn chồng chất mấy đống cốp pha nhưng giờ đã chuyển đi hết rồi. Chủ đầu tư cũng không hứa hẹn khi nào xây tiếp nên chúng tôi rất lo lắng và thất vọng” – anh Tuấn nói.
Chủ đầu tư dửng dưng?
Bức xúc trước thái độ thiếu tôn trọng khách hàng của công ty Cổ phần Thi công Cơ giới Xây lắp, anh Tuấn đã lập một fanpage trên mạng xã hội với tên gọi “Hội những người mua chung cư ngoại giao Đoàn” với hi vọng tập hợp được nhiều khách hàng cùng cảnh ngộ để đứng lên đấu tranh đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.
chung cư,dự án chung cư,dự án Ngoại giao đoàn,dự án Xuân Đỉnh,Hà Nội
Còn vẻn vẹn 2 tháng nữa tới hạn bàn giao nhà nhưng tòa N03T1 - Chung cư Ngoại giao Đoàn mới chỉ xây tới tầng 1.
Trao đổi với chúng tôi, chị Hằng, một thành viên của fanpage - khách mua tại tòa N03T1 đã đóng 45% giá trị hợp đồng cũng chia sẻ: “Đa số người mua đều mua với mục đích để ở, vì vậy, chúng tôi luôn mong muốn chủ đầu tư có động thái tích cực thể hiện thành ý của mình. Chủ đầu tư có thể ngồi lại với các khách hàng, bàn bạn về phương án giải quyết tốt nhất để công trình đảm bảo đúng tiến độ hoặc nếu không đúng tiến độ thì có cách tháo gỡ hợp lý nhất”.
Chị Hằng cho biết: Công ty Cổ phần Thi công Cơ giới Xây lắp là đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, là một công ty của nhà nước, không phải công ty tư nhân làm ăn chộp giật.
Hơn nữa, “theo tìm hiểu của chúng tôi, từ trước tới nay, chủ đầu tư này cũng chưa hề có tiếng xấu nào trên thị trường bất động sản, lại là đơn vị có tiềm lực về tài chính, có uy tín. Ngoài ra, chung cư ngoại giao Đoàn cũng không phải là dự án đầu tiên của công ty này. Chính vì lý do đó mà chúng tôi đã tin tưởng để bỏ tiền ra mua căn hộ này” – Chị Hằng bày tỏ.
Có thể nói, kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, việc các dự án bất động sản ngưng trệ, ngừng thi công khiến khách hàng bức xúc không còn là chuyện quá xa lạ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phía chủ đầu tư cần phải có những động thái tích cực để làm hài lòng khách hàng đồng thời giải tỏa những băn khoăn, lo lắng của người mua.
Trong khi đó, báo chí đã không ít lần liên lạc với chủ đầu tư – công ty Cổ phần Thi công Cơ giới Xây lắp, tuy nhiên, không nhận được phản hồi.
Chúng tôi đã điện thoại để hẹn lịch gặp trực tiếp đại diện của công ty Cổ phần Thi công Cơ giới Xây lắp nhưng nhân viên văn phòng cho biết: Lãnh đạo công ty đi vắng, “sẽ thông tin lại ngay trong ngày”, nhưng sau đó lại “bặt vô âm tín”…