Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Mở bán đợt cuối chung cư Hud3 Tower

Chủ đầu tư xin trân trọng thông báo về việc chuẩn bị mở bán đợt cuối chung cư Hud3 Tower. Tất cả mọi khách hàng mua căn hộ đợt này sẽ được triết khấu trực tiếp 10 triệu/căn và được tham gia chuong trình bốc thăm trúng thưởng với nhiều phần quà giá trị.
Hud3 tower Chung cư Hud3 Tô Hiệu chuẩn bị bần giao nhà, mở bán đợt cuối
Chung cư HUD3 Tower Hà Đông
Về tiến độ dự án Hud3 Tô Hiệu: hiện này chúng tôi đã hoàn thiện xong tất cả mặt ngoài và đang đi vào lắp đặt các thiết bị bên trong căn hộ.
Dự kiến chúng tôi sẽ khai chương tòa nhà vào ngày 10/10 để kỉ niêm ngày giải phóng thủ đô Hà Nội.
Chung cư Hud3 Tower chính là sự lựa chọn chắc chắn của những khách hàng đang có nhu cầu ở ngay với mức giá rất hợp lý và môi trường sống cực kì tiện nghi và thoải mái.
Liên hệ tư vấn viên: 093 234 5251

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Sốc: Hai dự án BĐS cao cấp giảm giá bán 50%

Địa ốc Tp.HCM lần đầu tiên chứng kiến 2 đại gia bất động sản cao cấp cùng lúc công bố đại hạ giá bán sản phẩm của mình, mức giảm lên tới 50%.

Hưởng ứng việc thực hiện Nghị quyết số 02 của Chính phủ, ở phân khúc bất động sản cao cấp, 2 đơn vị đầu tiên công bố đại hạ giá BĐS của mình khiến giới đầu tư địa ốc “sốc”.
Đầu tiên phải kể đến là Tập đoàn Novaland, ngày 8 tháng 9, Novaland công bố thông tin rất “sốc” với giá bán khu căn hộ North Towers (giai đoạn 3 dự án Sunrise City) còn 27 triệu đồng/m2, so với giá bán giai đoạn 1 của dự án là 50 triệu đồng/m2 giảm gần 50%.
Sốc: Hai dự án BĐS cao cấp giảm giá bán 50% (1)

Ngày 8.9 chủ đầu tư dự án Sunrise City đã công bố giá căn hộ dự án này còn 27 triệu đồng/m2, so với giai đoạn 1 hơn 50 triệu đồng/m2, giảm 50%.
Đó là thông tin “sốc” nhưng cũng rất thực tế và bản lĩnh của đơn vị này nhằm hướng đến tương lai bền vững hơn. Theo như TGĐ Novaland Phan Thành Huy thì việc giảm giá chủ yếu là do cấu trúc lại sản phẩm, còn một phần là do giá giảm, Novaland cũng đã tái cơ cấu lại đội ngũ, quản lý tập trung nhằm cắt giảm chi phí nên vẫn giữ được chất lượng căn hộ mà giá thành lại giảm để phù hợp với nhu cầu thực tế.
Nếu trước đây, khách hàng muốn sở hữu căn hộ Sunrise City phải ít nhất từ 4-5 tỷ nhưng hiện nay chỉ khoảng 1,8 tỷ là có thể sở hữu căn hộ tại dự án này. Hiện nay, Sunrise City đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1, nhiều tiện ích dịch vụ được cư dân đánh giá khá cao. Giai đoạn 2 đang xây đến tầng 5 còn giai đoạn 3 dự án bắt đầu kết thúc phần cọc móng để mở bán sản phẩm ra thị trường.
Đó là câu chuyện ở Sunrise City của Novaland, một quyết định đầy bản lĩnh của đơn vị này mà theo TGĐ Novaland là để “tạo được dòng tiền, thanh khoản để cùng nhau đi một con đường dài còn ở phía trước”.
Chưa khỏi "sốc" với Novaland, thị trường địa ốc Tp.HCM lại có thêm thông tin làm giới đầu tư còn bất ngờ và kinh ngạc hơn với “đại gia” Phát Đạt công bố thông tin bất thường. Ngày 6/9/2013, ông Nguyễn Văn Đạt, TGĐ của CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt (mã CK: PDR) đã ký Thông báo về sự kiện bất thường trong hoạt động kinh doanh gửi UBCK Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Thông tin bất thường mà Phát Đạt công bố là giảm 50% giá bán Khu biệt thự ven sông và nhà phố thương mại thuộc dự án The EverRich 3.
Và cũng nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết 02 là giảm nợ xấu, giảm hàng tồn kho…đồng thời để thanh khoản tài chính, tạo nguồn thu tiếp tục đầu tư cho các dự án khác cho giai đoạn kinh doanh 2014-2015, Phát Đạt đã quyết định tung ra thị trường 75 căn (trong đó có 34 căn biệt thự và 41 căn nhà phố diện tích từ 144m2 đến 402m2) với giá giảm 50%.
Trước đây, Phát Đạt dự kiến bán từ 80-100 triệu đồng/m2 nhưng nay giá bán giảm còn 40 triệu đồng/m2. The EverRich 3 là dự án nằm ở khu trung tâm quận 7, sát cạnh trung tâm thương mại, tài chính quốc tế Phú Mỹ Hưng. Đây là khu biệt thự thuộc dòng phân khúc cao cấp, sát ven sông Sài Gòn với cảnh quan tuyệt đẹp, được thiết kế bởi Công ty Archetype.
Hai đại gia bất động sản cao cấp tại Tp.HCM cùng lúc tuyên bố đại hạ giá sản phẩm của mình nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ là giảm nợ xấu, giảm hàng tồn kho, kích cầu thị trường,...Điều này cho thấy, các DN hiện nay cũng đã thực tế hơn nhiều, họ đã có tầm nhìn chiến lược và dài hạn hơn về đầu tư BĐS tại Việt Nam.
Đúng như TGĐ của Novaland đã chia sẻ với khách hàng: “Nghị quyết 02 được đánh giá là nghị quyết có tầm ảnh hưởng sâu rộng và hiệu quả cao. Novaland tâm đắc sự chỉ đạo của Chính phủ vì nó rất thực tế và cụ thể. Trước khi đưa ra chương trình giảm giá này, chúng tôi mong muốn Novaland và khách hàng có sự cảm thông và gần nhau hơn để cùng nhau đi một con đường dài.”

"Điểm mặt" những dự án bất động sản giảm giá siêu sốc

Thị trường BĐS "đóng băng" cũng là thời điểm nhiều dự án BĐS "hạ mình" giảm giá.

Cùng điểm lại những vụ giảm giá gây sốc thị trường BĐS trong 2 năm qua.
Còn nhớ, hồi tháng 11-2011, thị trường đã hứng chịu một cú sốc lớn khi Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (PVL) công bố sẽ giảm giá 30% dự án Petro Vietnam Landmark (quận 2, TP.HCM). Động thái này của PVL dù chưa biết thực hư ra sao nhưng cũng đã làm thị trường bất động sản vốn trầm lắng suốt một thời gian dài trở nên “náo loạn”. Tuy nhiên, sau đó, công ty này lại không “hành xử” như công bố ban đầu. Cụ thể, công ty này chỉ đưa ra bán đợt 1 có 15 căn và công bố đó là giá sàn, người mua phải thực hiện việc đấu giá. 
Có lẽ gây “sốc” nhất thị trường địa ốc năm 2012 là việc giảm giá xuống 10 triệu đồng/m2 của tổ hợp chung cư Đại Thanh (nằm tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Dù thị trường khá trầm lắng, nhưng với việc giảm xuống mức giá lớn, dự án vẫn “cháy hàng”. Đến nay, đây vẫn là mức giá nhà thương mại rẻ nhất trên thị trường.
Tháng 4/2012, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tuyên bố sẽ giảm giá 50% căn hộ tại hai dự án, một dự án gần cầu Kênh Tẻ (quận 7) – liền kề dự án Sunrise City của Novaland đang có giá bán khoảng 40 triệu đồng/m2 – và một tại quận Tân Phú với tổng số 1.800 căn hộ. Giá bán dự án ở quận 7 khoảng 23 triệu đồng/m2, ở Tân Phú 12,5 triệu đồng/m2. Tuyên bố “phá giá” của HAGL được đánh giá là cú “sốc” lớn cho thị trường bất động sản.

Giữ lời hứa, tháng 10/2012, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) chào bán dự án Hoàng Anh Thanh Bình (dự án Hoàng Anh Thanh Bình là nằm trong tổng thể khu Him Lam Kênh Tẻ, quận 7) với 620 căn hộ được mở bán có giá từ 19,2 - 21,9 triệu đồng/m2, mức giá này chỉ bằng 50% các dự án cùng khu vực. 

Hồi tháng 8/2012, hai công ty là Công ty Đại Tín Á Châu và An Bình Land cũng đã thông báo đại hạ giá 120 căn hộ Hoàng Anh River View (quận 2, TP HCM) - dự án HAGL làm chủ đầu tư - từ mức 28 triệu đồng xuống còn 18,1 triệu đồng/m2 lại khiến dư luận nóng sốt.

Tại Hà Nội, tháng 9/2012 Chủ đầu tư chung cư VP3 Bán đảo Linh Đàm cũng quyết định giảm giá căn hộ từ 25-26 triệu/m2 xuống còn 22-23 triệu/m2. Đại diện chủ đầu tư cho biết, việc giảm giá này được áp dụng cho cả người mua mới lẫn mua cũ đã ký hợp đồng. Đây đã là lần giảm giá thứ 2 của khu chung cư này. Lần đầu tiên chủ đầu tư VP3 Linh Đàm giảm giá từ 31-32 triệu/m2 xuống còn 25-26 triệu/m2 (giảm 5-6 triệu/m2). Như vậy tính cả hai lần, dự án đã giảm khoảng 33% giá bán. 

Hồi giữa tháng 10/2012, Tập đoàn Hòa Phát cũng đưa ra chương trình giảm giá sốc với căn hộ dự án Mandarin Garden (Hoàng Minh Giám, Hà Nội) từ 29 đến 38 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT), thay vì 45 triệu đồng như đợt mở bán đầu tiên. Như vậy, dự án đã giảm khoảng 10 triệu đồng/m2 so với trước đó. 

Mới đây nhất, hai đại gia BĐS cao cấp tại TP HCM đã công bố đại hạ giá bán sản phẩm của mình, mức giảm lên tới 50%. Đầu tiên phải kể đến là Tập đoàn Novaland, ngày 8 tháng 9, Novaland công bố thông tin rất “sốc” với thị trường là giảm giá bán khu căn hộ North Towers (giai đoạn 3 dự án Sunrise City) còn 27 triệu đồng/m2, so với giá bán giai đoạn 1 của dự án là 50 triệu đồng/m2 giảm gần 50%.

Chưa khỏi "sốc" với Novaland, thị trường địa ốc Tp.HCM lại có thêm thông tin làm giới đầu tư còn bất ngờ và kinh ngạc hơn với “đại gia” Phát Đạt. Thông tin bất thường mà Phát Đạt công bố là giảm 50% giá bán Khu biệt thự ven sông và nhà phố thương mại thuộc dự án The EverRich 3.
Thị trường BĐS đang chứng kiến ngày càng nhiều dự án giảm giá bán, chiết khấu cao để xả hàng tồn kho. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia BĐS, làn sóng giảm giá sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

“Bất động sản trầm lắng không hẳn là quá tiêu cực”

“Thị trường bất động sản trầm lắng không hẳn chỉ toàn tác động tiêu cực mà nó có thể mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp có tiềm năng và năng lực tài chính thực sự”.

Quan điểm trên được ông Doãn Văn Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn FLC đưa ra khi nói về cơ hội của doanh nghiệp khi thị trường bất động sản ảm đạm. Cũng vì quan điểm như vậy nên mới đây FLC đã quyết định chi ra 300 tỷ đồng để mua lại dự án Alaska Garden City với nhưng toan tính cho riêng.

Trao đổi với VnEconomy về câu chuyện xoay quanh cơ hội thâu tóm các dự án bất động sản giá “mềm”, ông Phương nói: - Theo tôi, bất động sản là một trong những thị trường quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản rất lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng bất động sản trong tổng số của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Các hoạt động liên quan đến bất động sản chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. 

Thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn, ảm đạm trong mấy năm vừa qua khiến nhiều doanh nghiệp sở hữu rất nhiều tài sản là bất động sản nhưng không bán được hàng, dẫn đến đọng vốn, các loại chi phí đặc biệt là chi phí lãi vay ngày càng tăng làm cho tình hình tài chính xấu đi nhanh chóng.

Đó là lý do khiến lĩnh vực bất động sản chiếm tới 56% trong các thương vụ M&A trong năm 2012 không, theo ông?

Thời gian càng kéo dài thì nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp này lớn. Chính vì vậy, giải pháp chuyển nhượng dự án luôn là giải pháp được các doanh nghiệp lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Tình trạng này lại mở ra rất nhiều cơ hội mua lại các dự án hay những doanh nghiệp bất động sản đối với những doanh nghiệp có tiềm lực và có chiến lược dài hạn. 

Quan điểm của tôi rằng, thị trường bất động sản trầm lắng không hẳn chỉ toàn tác động tiêu cực. Bởi lẽ đây chính là thời kỳ thanh lọc đối với các nhà đầu tư cá nhân nhỏ, các chủ đầu tư dự án thiếu năng lực, yếu kém.

Theo ông, với thương vụ M&A 300 tỷ của FLC có thể coi là một vụ thâu tóm hay nhận chuyển nhượng?

Về quy mô, thương vụ mua lại Alaska Land giá trị gần 15 triệu USD chưa phải là lớn so với top 10 thương vụ M&A trong nước mà báo cáo của diễn đàn M&A đề cập. Tuy nhiên, khi đánh giá tác động đến thị trường thì chúng ta nên nhìn nhận đến giá trị dự án kèm theo đó. Ba trăm tỷ đồng mới là giá trị vốn cổ phần của Alaska Land, trong khi dự án Alaska Garden City, mà giờ gọi là FLC Garden City, có tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 3.500 tỷ đồng, tức gấp gần 12 lần. 

Việc gọi một thương vụ là thâu tóm hay nhận chuyển nhượng thì tôi cho rằng đây chỉ là vấn đề khái niệm. Chúng tôi nhận thấy đây là dự án có tiềm năng, FLC có khả năng để biến tiềm năng đó thành sự thật, trong khi các cổ đông của Alaska Land không còn đủ năng lực để thực hiện dự án. Nhu cầu của hai bên gặp nhau và đi đến thỏa thuận chuyển nhượng mà cả hai bên đều hài lòng.

Giao dịch này liệu có tạo ra cú hích cho hoạt động kinh doanh của FLC trong năm nay không?

FLC là tập đoàn kinh doanh đa ngành nhưng lĩnh vực cốt lõi vẫn là bất động sản. Hiện FLC cũng đang triển khai cả chục dự án như vậy. Việc tiếp nhận lại dự án Alaska Garden City do vậy hoàn toàn nằm trong chiến lược phát triển kinh doanh của Tập đoàn.

Thời gian vừa qua FLC vẫn vừa mua và vừa săn tìm các dự án khác. Khi biết tin các cổ đông Alaska Land muốn bán cổ phần, chúng tôi đã nhìn thấy ngay đây là một cơ hội đầu tư rất lớn. Dự án quy mô 8ha, nằm ở một vị trí đắc địa phía Tây Hà Nội – khu vực có tốc độ đô thị hóa lớn nhất thủ đô, mà có lẽ là của cả nước.

Đây cũng là dự án có cơ sở hạ tầng khớp nối hiện đại và rất gần với các trung tâm và công trình quan trọng như Trung tâm hội nghị quốc gia, Sân vận động Mỹ Đình, khu liên hợp thể thao quốc gia,...

Ở khu vực nội đô quan trọng như vậy thì hiếm có khu đất nào lớn và tiềm năng để thực hiện dự án. Tôi cho rằng chưa cần đến việc tạo ra doanh thu, bản thân mua lại được dự án này đã tạo ra một cú hích lớn cho hoạt động trong năm nay của tập đoàn rồi. 

Ngay sau khi tiếp quản lại dự án, chúng tôi đã ráo riết thực hiện các thủ tục để có thể khởi công vào quý 4/2013 và dự kiến hoành thành vào năm 2016.

Vậy vốn đầu tư trong các giai đoạn tiếp theo của dự án sẽ huy động từ đâu? 
Pháp luật hiện cho phép rất nhiều phương thức huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ việc thông qua phát hành thêm cổ phiếu, phát hành trái phiếu dự án, từ nhà đầu tư tiềm năng, các chủ đầu tư thứ cấp, vốn vay của các tổ chức tín dụng…miễn là doanh nghiệp chứng minh được hiệu quả dự án. 

Ở FLC chúng tôi luôn tính một lúc đến nhiều phương án như vậy, không bao giờ lệ thuộc vốn vay ngân hàng. Dư nợ ngân hàng của FLC Group hiện nay đang rất thấp.

Với tiềm năng như phân tích ở trên và với tình hình tài chính lành mạnh như vậy, hiện nay FLC đã nhận được sự mời gọi hợp tác của một số tổ chức tín dụng, cũng như sự quan tâm của một số nhà đầu tư nước ngoài. Có thể khẳng định, việc kêu gọi huy động vốn đầu tư để thực hiện dự án FLC Garden City sẽ không có gì là khó khăn.

Ngoài lĩnh vực bất động sản, FLC có tham gia M&A trong các lĩnh vực khác không?

Ngoài bất động sản, FLC còn hoạt động ở nhiều lĩnh vực quan trọng khác như khai thác khoáng sản, tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất khẩu lao động, giáo dục và đào tạo… 

Chúng tôi nhìn nhận M&A là phương thức hay chiến lược phát triển rất hữu ích cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác cũng đang ngày càng nhận ra tính ưu việt của chiến lược phát triển, thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt động thông qua mua bán và sáp nhập với các doanh nghiệp khác. Thực tế, làn sóng M&A trong 5 năm qua diễn ra không chỉ ở trong thị trường bất động sản mà ở nhiều thị trường khác.

Chúng tôi lớn nhanh một phần cũng thông qua M&A. Ngoài bất động sản, chúng tôi đã M&A trong lĩnh vực truyền thông… và tới đây sẽ là một số lĩnh vực khác nếu đó là thương vụ tốt. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược này.

Đâu là những tiêu chí mà ông quan tâm nhất khi tiến hành mua lại một dự án hay một doanh nghiệp?
Đối với FLC Group, tiêu chí quan tâm nhất khi mua một dự án, hay một doanh nghiệp trước hết phải đánh giá đúng khả năng sinh lợi của dự án. Cho dù là một lĩnh vực mới, chúng tôi sẵn sàng tiếp quản nếu dự án đó có khả năng sinh lợi cao. 

Tiêu chí thứ hai là việc mua lại có nằm trong chiến lược, hướng đi chung của cả Tập đoàn hay không. Điều này rất quan trọng. Chúng tôi không có ý định đầu tư dàn trải. Các lĩnh vực của chúng tôi đã đầu tư đều có mối liên hệ khăng khít với nhau. 

Thứ ba là phải có độ an toàn. Ba phần tư trong số thành viên Hội đồng Quản trị FLC cũng là luật sư. Chúng tôi đều cân nhắc rất kỹ về yếu tố rủi ro, từ pháp lý cho đến tài chính. Mọi quyết định của chúng tôi phải đặt lợi ích của cổ đông lên hàng đầu.

Vụ phá giá 50%: Lột tả bộ mặt thật của “cuộc chơi” bất động sản cao cấp

Bầu Đức “đầu hàng” bất động sản, Phát Đạt tuyên bố giảm giá “sốc”,…đó là những dấu hiệu cho thấy bất động sản vẫn còn đang rất khó khăn.

Tháng 6/2013 Bộ Xây dựng báo cáo hàng tồn BĐS đã giảm 15,4% so với quý 1/2011, tồn kho căn hộ chung cư là 27.805 căn, tương đương 41.542. Riêng tại Tp.HCM, tổng giá trị tồn kho khoảng 26.698 tỷ đồng, chung cư là 12.613 căn tương đương 22.414 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay giảm còn 12.447 căn tương đương 22.246 tỷ đồng.
“Cú sốc” mới của thị trường
Lượng tồn BĐS trên là rất lớn, đặc biệt là nằm ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, trong năm 2013 lượng tồn này đã giảm đáng kể do các ông chủ dự án mạnh tay trong việc cắt giảm giá bán, tăng mạnh chính sách ưu đãi khách hàng, linh hoạt trong chiến lược kinh doanh,…điều này thể hiện đặc biệt nhanh nhạy của DN địa ốc Tp.HCM.
Trước thực trạng khó khăn trên, hưởng ứng của Nghị quyết số 02 của Chính phủ để giảm thiểu hàng tồn, giảm nợ xấu,…các DN địa ốc cao cấp đang gồng mình, vật lộn với thị trường để tìm ra giải pháp. HAGL sau nhiều năm gắn bó với BĐS mới đây bầu Đức đã phải tuyên bố “rút lui” và tái cơ cấu lại các công ty con, không đầu tư BĐS ở Việt Nam nữa.
Còn Novaland, một đơn vị đã có uy tín phát triển căn hộ cao cấp với dự án Sunrise City tại quận 7, giai đoạn 1 của dự án được khách hàng đánh giá khá cao về chất lượng cũng như dịch vụ. Đến nay khi bắt tay vào triển khai giai đoạn 3, đơn vị này đã tạo nên “cú sốc” cho thị trường với giá bán 27 triệu đồng/m2, so với căn hộ giai đoạn 1 đã giảm tới 50%.
Cùng thời điểm này Phát Đạt cũng vừa tuyên bố bán 75 biệt thự và nhà phố dự án The EverRich 3 (sát cạnh Phú Mỹ Hưng) với giá 40 triệu đồng/m2, so với giá dự kiến ban đầu mà đơn vị này dự định là 80-100 triệu đồng/m2 thì đã giảm tới trên 50%. Theo đánh giá của giới bất động sản là dự án có vị trí đẹp, hạ tầng tốt mà bán với mức giá như vậy có thể là một hiện tượng phá giá bất động sản cao cấp ở khu vực này.
Bộ mặt thật của “cuộc chơi”
Những động thái trên cho thấy, thị trường đang lột tả bộ mặt thật của “cuộc chơi” bất động sản cao cấp. Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB bất động sản Hà Nội cho rằng, thị trường Tp.HCM bao giờ cũng phản ứng nhanh nhạy, “sốt” bao giờ cũng ở miền Nam trước sau đó mới ra miền Bắc và giảm thì cũng bắt đầu tư miền Nam sau đó mới ra Bắc.
 “ Ở cuộc chơi này, bầu Đức là người nhanh nhạy đưa ra chiến lược giảm giá trước, trong khi đó hàng trăm dự án giống như vậy thì lại kiên quyết không giảm, vẫn chờ đợi và chỉ điều chỉnh ở mức “hoa hồng”. Những động thái về sau này nếu muốn bán được hàng thì phải giảm sâu hơn, nếu giảm ở thời điểm trước thì không cần phải giảm nhiều như thế", ông Cường nói.
“Những động thái vừa rồi của Phát Đạt hay Novaland chính là dấu hiệu của sự thay đổi mới, mạnh dạn và cần thiết cho các ông chủ dự án mà phát súng đầu vẫn từ bầu Đức. Điều này càng quan trọng hơn đối với những DN không đủ khả năng về tài chính, không trông chờ được vào sự cứu viện của ngân hàng. Trước sức ép về chiến lược kinh doanh để tồn tại của DN, thậm chí còn tuyên bố phá sản và đó cũng là giải pháp, hay sát nhập, bán một phần, bán toàn bộ dự án…đó cũng là sự khôn ngoan", ông Cường nói thêm.

Những “cú sốc” trên thị trường địa ốc Tp.HCM vừa qua cho thấy thị trường cao cấp vẫn khó khăn, và cũng đã thể hiện được sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh của DN. Ông Phan Thành Huy, TGĐ của Novaland cho rằng: “trong giai đoạn khó khăn của thị trường hiện nay, chúng tôi đặc biệt chú trọng tới tính thanh khoản của dự án, giá bán hiện nay gần như bằng với giá thành sản phẩm.”
Bên cạnh việc đưa ra những chiến lược kinh doanh mang tính dài hạn, bền vững thì vẫn có nhiều DN còn thiếu chuyên nghiệp. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, nhiệm vụ bán hàng của DN địa ốc hiện nay là quan trọng nhất. Hiện tượng giảm giá đã có nhiều công ty tuyên bố, nhưng bản chất thì lại không phải giảm giá, thậm chí có một số trường hợp lừa dối khách hàng. Với Phát Đạt và Novaland đều là những DN làm ăn đoàng hoàng.
“Phát Đạt tuyên bố giảm giá là có các căn cứ so sánh, vị trí dự án The EverRich3 rất thuận lợi, sát cạnh Phú Mỹ Hưng, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, là vị trí rất đắc địa. Còn dự án Sunrise City cũng có vị trí rất đắc địa nằm trung gian giữa khu nội thành và Phú Mỹ Hưng, là khu đô thị hoàn chỉnh có đầy đủ tiện nghi và tiện ích. Lúc khai thiên lập địa Novaland bán với giá 1900-2400 USD/m2 nhưng mấy năm gần đây là đã giảm giá dần. Trước đây Novaland bán 50 triệu đồng/m2 là đúng nhưng tòa nhà giai đoạn 1 là tiêu chuẩn “5 sao”, thực tế đầu năm 2013 đơn vị này đã bán với giá 33 triệu đồng/m2 rồi. Tòa nhà giai đoạn 3 hiện nay là 27 triệu đồng/m2 với tiêu chuẩn “3 sao”. Do vậy, ở đây nên hiểu là tiền nào của nấy, chứ không nên lầm tưởng là giảm 50% theo giá gốc ban đầu", ông Châu nói.
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam thì nhận định, việc giảm giá thời điểm này có lẽ hơi muộn, đáng lẽ những chủ dự án cao cấp phải hạ giá từ lâu rồi mới phải để tăng tính thanh khoản, hút dòng tiền. Bởi tiền chỉ có một lượng nhất định, nó không chảy vào chỗ này thì cũng chảy vào chỗ khác. Điều đó cũng đã phần nào phản ánh sự khó khăn của DN.
“Tuy nhiên, cũng có thể đó là chiến lược của chủ đầu tư, ở thời điểm hiện tại khi đưa ra mức giảm “sốc” giảm tới 50%, điều đó có nghĩa là chủ dự án đã đưa bất động sản Tp.HCM về vùng đáy, khi mà nhiều dự án khác đã hết chương trình thì đây sẽ là một cú “sốc” làm khuấy động thị trường, tạo nên tính thanh khoản cao cho dự án", ông Cần nói.

Vì sao chủ đầu tư đột ngột giảm 50% giá bán căn hộ cao cấp?

Đến cuối quý 2, hàng tồn kho chiếm 90% tổng tài sản của Phát Đạt. Tổng nợ phải trả lên đến 4 nghìn tỷ đồng.

Sau thông tin Hoàng Anh Gia Lai “buông” phần lớn các dự án bất động sản, thị trường địa ốc tiếp tục có một phen sững sờ khi 2 dự án cao cấp tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhau giảm 50% giá bán.

Một trong 2 dự án giảm giá là The EverRich 3 do CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) làm chủ đầu tư.

Đại gia mới nổi nhiều tham vọng

Thành lập chưa đến 10 năm nhưng Phát Đạt đã nhanh chóng vươn lên thành một cái tên đáng gờm với hàng loạt dự án khủng.

Xét về quy mô vốn chủ sở hữu đến cuối quý 2 năm nay đạt hơn 1.400 tỷ cùng tổng tài sản hơn 5.400 tỷ đồng, Phát Đạt là một doanh nghiệp tương đối lớn trong ngành, ngang ngửa với Quốc Cường Gia Lai. Chủ tịch Phát Đạt, ông Nguyễn Văn Đạt, thường xuyên đứng trong top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán.

Vì sao chủ đầu tư đột ngột giảm 50% giá bán căn hộ cao cấp? (1)
Dự án EverRich 3 được Phát Đạt mở bán với giá chỉ bằng nửa so với dự kiến trước đây

Tên tuổi của Phát Đạt được biết đến chủ yếu với dự án chung cư The EverRich 1 tại quận 11. Hoàn thành năm 2009, dự án này mang về cho Phát Đạt khoản lãi sau thuế hơn 600 tỷ đồng.

Tiếp nối thành công của dự án đầu tiên, Phát Đạt lên kế hoạch triển khai tiếp hàng loạt dự án khủng, với vốn đầu tư của mỗi dự án đều lên đến trên 10.000 tỷ đồng. Khi lên sàn cách đây 3 năm, Phát Đạt đưa ra một kế hoạch phát triển đầy lạc quan, những con số “trong mơ” mà chưa có doanh nghiệp bất động sản nào đặt ra vào thời điểm đó:

+ Năm 2010 khởi công dự án EverRich 2, sau 7 năm lãi trước thuế 7.600 tỷ đồng
+ Năm 2012 khởi công dự án EverRich 3, sau 7 năm lãi trước thuế 8.900 tỷ đồng
+ Năm 2015 khởi công dự án Phước Kiển – Nhà Bè, sau 7 năm lãi trước thuế 6.500 tỷ đồng

Vậy nhưng người tính không bằng trời tính, sự èo uột của thị trường bất động sản khiến cho Phát Đạt càng khó thực hiện những dự tính của mình. Từ năm 2011 đến nay, công ty hầu như không có nguồn thu lớn nào.

Hơn nữa, việc huy động vốn cho các dự án cũng khó khăn khiến công ty phải tính đến hàng loạt biện pháp như giãn tiến độ đầu tư, điều chỉnh thiết kế, thu hẹp đầu tư và cuối cùng là phải chấp nhận giảm giá khủng.

Dù giảm sâu, nhiều dự án BĐS vẫn ế ẩm icon photo

Giá đất tại những dự án chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng đang bị giảm mạnh, nhiều dự án giá đã giảm 50-70%.

Tồn kho cao, vay nợ lớn

Phát Đạt đã giải thích việc giảm 50% giá bán căn hộ thuộc dự án Everich 3 là hưởng ứng nghị quyết 02 của Chính phủ về giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho,… đồng thời tạo nguồn thu và thanh khoản cho hoạt động của công ty.

Lý do nghe thì đơn giản, nhưng từng ý trong đó lại là cả một vấn đề lớn, thậm chí có thể liên quan đến sự sống còn của công ty.

Hàng tồn kho đang chiếm tới 90% tổng tài sản của Phát Đạt, tương ứng hơn 4.900 tỷ đồng. Tồn kho của Phát Đạt chủ yếu là giá trị quỹ đất và giá trị xây dựng tại các dự án đang triển khai như The EverRich 2 và 3.

Muốn giải quyết tồn kho thì phải bán được hàng, vấn đề nan giải chung của toàn ngành khi mà thị trường vẫn còn ảm đạm và các doanh nghiệp lớn nhỏ đều đang ôm lượng tồn kho khổng lồ.

Vụ phá giá BĐS 50%: "Giảm giá vào thời điểm hiện nay cũng đã là muộn"

Sự kiện Novaland và Phát Đạt tuyên bố giảm giá sốc 50% dự án Sunrise City và dự án The EverRich 3 đã tạo ra một cú sốc lớn trên thị trường địa ốc.

Xoay quanh sự kiện này, đã có nhiều quan điểm khác nhau từ phía các doanh nghiệp phát triển dự án và các cơ quan quản lý nhà nước. 

Nếu giảm ở thời điểm trước thì không cần phải giảm nhiều như thế

Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB bất động sản Hà Nội

Ở cuộc chơi này, bầu Đức là người nhanh nhạy đưa ra chiến lược giảm giá trước, trong khi đó hàng trăm dự án giống như vậy thì lại kiên quyết không giảm, vẫn chờ đợi và chỉ điều chỉnh ở mức “hoa hồng”. Những động thái về sau này nếu muốn bán được hàng thì phải giảm sâu hơn, nếu giảm ở thời điểm trước thì không cần phải giảm nhiều như thế.
Những động thái vừa rồi của Phát Đạt hay Novaland chính là dấu hiệu của sự thay đổi mới, mạnh dạn và cần thiết cho các ông chủ dự án mà phát súng đầu vẫn từ bầu Đức. Điều này càng quan trọng hơn đối với những DN không đủ khả năng về tài chính, không trông chờ được vào sự cứu viện của ngân hàng. Trước sức ép về chiến lược kinh doanh để tồn tại của DN, thậm chí còn tuyên bố phá sản và đó cũng là giải pháp, hay sát nhập, bán một phần, bán toàn bộ dự án…đó cũng là sự khôn ngoan.
Giảm giá vào thời điểm hiện nay cũng đã là muộn

Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT Cty Soho Việt Nam

2 doanh nghiệp này giảm giá 50% tức là so với mức giá cao nhất, chứ so với mặt bằng chung ở khu vực đó thì cũng chỉ ở mức đấy thôi. 

Việc các "đại gia" giảm giá phản ánh hai điều. Thứ nhất là họ đang cần một nguồn tiền để tiếp tục đầu tư xây dựng. Khi có một dòng tiền mới của khách hàng đóng vào thì ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư tiền thêm. Ngân hàng tài trợ 70% thì anh phải có 30% tương ứng. Thứ hai phải giảm giá để tương đương với mặt bằng chung ở khu vực này, chứ không thể giảm quá hay đắt hơn nhiều quá..

Tuy nhiên, theo tôi việc giảm giá vào thời điểm hiện nay cũng đã là muộn. Đúng ra là phải giảm trước đấy, phải giảm cách đây 1 năm. Bởi vì dòng tiền là 1 lượng có hạn, còn khách hàng cũng là một lượng khách nhất định. Dự án nào giảm giá trước thì lượng tiền sẽ đổ về đó trước, còn dư ra thì mới đến các dự án sau. 

"Quả bom" phá giá bất động sản cao cấp phát nổ?

Động thái giảm giá BĐS cao cấp chưa biết sẽ đem lại hiệu quả ra sao cho chủ dự án nhưng nó sẽ có sự ảnh hưởng nhất định đến tâm lý người mua.

Đã khá lâu rồi kể từ sau hai lần bầu Đức tạo nên “cú sốc” giảm giá căn hộ cao cấp tại Tp.HCM, thị trường BĐS cao cấp lại “náo loạn” bởi thông tin Novaland bán căn hộ Sunrise City giai đoạn 3 với giá 27 triệu đồng/m2, theo chủ đầu tư mức giá này giảm 50% so với giai đoạn 1 bởi 2 yếu tố là do xu hướng giảm chung của thị trường và chủ đầu tư cơ cấu lại sản phẩm, tái cấu trúc DN, giảm chi phí quản lý,…
Với đại gia Phát Đạt thì công bố thông tin giảm 50% giá biệt thự, nhà phố thương mại dự án The EverRich 3 (quận 7) so với giá dự kiến ban đầu mà đơn vị này muốn bán là 80-100 triệu đồng/m2, giá bán hiện chỉ còn 40 triệu đồng/m2.
Hai động thái này của 2 đại gia địa ốc cao cấp tại Tp.HCM tung ra trong bối cảnh thị trường BĐS vẫn đang trải qua giai đoạn khó khăn, và tồn kho BĐS, nợ xấu lớn,…các DN đang gồng mình tìm giải pháp tự cứu mình. Đặc biệt là lúc HAGL cũng vừa tuyên bố “đoạn tuyệt” với bất động sản Việt Nam.
Điều này khiến dư luận, giới đầu tư không khỏi xôn xao và nghi ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, liệu có diễn ra một làn sóng bán đổ, bán tháo ở nhiều dự án khác giống như hiện tượng “bầu Đức 2009”? Hay đó cũng là chiến thuật, chiến lược có thể đem đến thuận lợi cho chủ đầu tư?
Nhớ lại quá khứ
Chắc hẳn giới đầu tư địa ốc sẽ không bao giờ quên “phát pháo” đầu tiên làm chấn động thị trường hồi 2009 của bầu Đức khi bán căn hộ Hoàng Anh Riverview tại phường Thảo Điền, quận 2 bằng việc đại hạ giá từ 49 triệu đồng/m2 xuống còn 28 triệu đồng/m2, giảm 40%.
Từ đó, BĐS Tp.HCM chìm trong những đợt bán đổ, bán tháo, khuyến mãi, ưu đãi, tặng quà, hỗ trợ thanh toán,…từ Petrovietnam Landmark giảm 35% đến An Tiến (Nhà Bè) giảm 20%, Phú Hoàng Anh giảm 20%, và nhiều dự án khác đua giảm giá vào năm 2011. Tháng 10/2012, bầu Đức lại khiến thị trường “sốc” khi công bố bán căn hộ Thanh Bình (quận 7) sát cạnh Sunrise City với giá 19-20 triệu đồng/m2, thấp hơn 30-50% so với một số dự án cùng vị trí quận 7, TP HCM.
Khi đó, bà Võ Thúy Anh, phó TGĐ Novaland cũng đã phát biểu, điều này đương nhiên là ảnh hưởng tới dự án Sunrise City, khách hàng sẽ có tâm lý so sánh là không tránh khỏi. Khi đó bà Thúy Anh cho rằng, nếu cạnh tranh về giá là tự giết mình nên đã tung ra gói hỗ trợ khách hàng trả trước 30%, phần còn lại trả chậm 5 năm không lãi suất. Giá bán khi đó là 2,7 tỷ/căn.
Theo CBRE, Tp.HCM hiện có khoảng gần 100.000 căn hộ đang chào bán, khoảng 60% là ở phân khúc trung cao cấp. Tổng lượng tồn kho đến quý 2/2013 khoảng 22000 căn.
Làn sóng domino?
Còn ở thời điểm hiện tại, với việc bầu Đức không còn ngó ngàng gì tới bất động sản, Novaland thì phải tái cấu trúc lại sản phẩm, công ty để đưa giá bán sản phẩm mới của mình về vùng đáy, Phát Đạt cũng không còn tham vọng bán giá “trên trời”…những động thái này liệu có tác động mạnh đến thị trường?
Qua phân tích thực tế cho thấy, ở giai đoạn hiện nay các DN đã đi được một chặng đường khá dài, có người dường như đã “chết” bị bỏ lại cuộc chơi, có người đang kiệt sức trên đường đua. Vì thế, thị trường ghi nhận những động thái như vậy là điều hiển nhiên và có thể còn tiếp tục diễn ra nếu tình hình vẫn như hiện nay.
Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB bất động sản nhận định, nếu thị trường sôi động thì sẽ không bao giờ xảy ra hiện tượng này, điều này cho thấy chủ đầu tư đang chịu áp lực rất lớn về tài chính. Nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm khác về BĐS cũng cho rằng, các DN địa ốc hiện nay đang chịu áp lực rất lớn về tài chính bởi những khoản nợ vay, thanh khoản thị trường kém,…đáng lẽ các DN này phải giảm giá bán từ lâu, chứ không phải đến khi kiệt sức.
Tuy nhiên, không phải DN nào phá giá bất động sản cũng là doanh nghiệp phá sản, bởi họ còn nhiều cơ hội khác để kinh doanh chứ không phải nguyên BĐS.
“Động thái này sẽ có ảnh hưởng đến những chủ đầu tư ở những dự án dòng phân khúc cao cấp mà còn tồn đọng nhiều thì có khả năng sẽ còn giảm giá tiếp, để tạo tính thanh khoản cứu mình. Đây là một việc làm hoàn toàn bình thường và tùy thuộc vào từng DN cụ thể chứ khó tạo lên một làn sóng” ông Cường nói.
Đồng quan điểm này, ông Trương Chí Kiên, Phó TGĐ Him Lam Thủ Đô cho rằng: “Đó là điều tất yếu, áp lực của chủ đầu tư hiện nay là thu hồi vốn, trong khi hấp thụ của thị trường còn yếu, theo nguyên lý thị trường thì muốn tạo thanh khoản chỉ còn cách giảm giá. Mặc dù, đó là “tối sách” nhưng không còn cách nào khác.
Cũng theo ông Kiên thì động thái này sẽ tạo nên hiệu ứng, nhiều dự án sẽ còn phải giảm theo xu hướng chung. Ông Kiên đánh giá ở phân khúc cao cấp giá vẫn có thể giảm thêm được. “Tôi nghĩ độ trễ bởi sự ảnh hưởng này cũng sẽ nhanh chóng như những lần ảnh hưởng khác, chỉ trong vòng khoảng 6 tháng nữa thì cũng sẽ có những động thái tương tự.”

Cú sốc phá giá BĐS 50%: Giảm thật không?

Giảm giá bán được coi là cách cứu sống cho nhiều doanh nghiệp trong tình hình thị trường hiện nay. Song đó là “cắt lỗ” hay “giảm lãi” thì chỉ có doanh nghiệp biết.

Từ đầu tháng 9 tới nay, tại TP.HCM, liên tiếp có các đại gia BĐS tuyên bố giảm giá khủng, phá giá thị trường. Đi trước là Công ty Cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt, công bố sẽ giảm 50% giá căn hộ tại dự án khu biệt thự ven sông và nhà phố thương mại thuộc dự án The EverRich 3. Giá chào bán dự kiến hiện chỉ còn ở mức 40 triệu đồng/m2, thay vì mức 80 - 100 triệu đồng/m2 như trước. Tập đoàn Novaland cũng công bố mở bán giai đoạn 3 dự án Sunrise City với mức giá bán căn hộ khoảng 27 triệu đồng/m2, thay vì gần 50 triệu đồng/m2 như trước.

Đối với thị trường BĐS đang nguội lạnh, đây có thể là cú sốc lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và nhiều doanh nghiệp phát triển địa ốc, đây chỉ chiến lược thay đổi định vị sản phẩm của chủ đầu tư chứ không nên lầm tưởng là giảm 50% theo giá gốc ban đầu.

Công bố giảm giá gần 50% tại dự án Sunrise City, ông Phan Thành Huy, Tổng Giám đốc Novaland cũng khẳng định: giá bán như trên gần như bằng giá thành sản phẩm. Cũng theo ông Huy, cơ cấu căn hộ có phần khác nhau, tuy nhiên về chất lượng vẫn đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn. Chẳng hạn, nếu giai đoạn 1 bán với giá 50 triệu đồng/m2 thì chất lượng căn hộ tương đương 5 sao, giai đoạn 2 bán giá 40 triệu đồng/m2 chất lượng tương đương 4 sao, còn đợt bán này, chất lượng tương đương 3 sao.

Trả lời chúng tôi, ông Phạm Thành Hưng, Phó TGĐ Tập đoàn Cengroup cho rằng: “Chúng ta phải hiểu sản phẩm mà họ tuyên bố giảm giá liệu có cùng chất lượng, cùng đẳng cấp so với sản phẩm cũ hay không? Ở đây, khó có thể nói là giảm giá mà chỉ là thay đổi định vị sản phẩm. Vì vậy, để hiểu chủ đầu tư có thật sự giảm giá hay không chúng ta phải tìm hiểu kỹ".

Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM: "Lúc khai thiên lập địa Novaland bán với giá 1900-2400 USD/m2 nhưng mấy năm gần đây là đã giảm giá dần. Trước đây Novaland bán 50 triệu đồng/m2 là đúng nhưng tòa nhà giai đoạn 1 là tiêu chuẩn “5 sao”, thực tế đầu năm 2013 đơn vị này đã bán với giá 33 triệu đồng/m2 rồi. Tòa nhà giai đoạn 3 hiện nay là 27 triệu đồng/m2 với tiêu chuẩn “3 sao”. Do vậy, ở đây nên hiểu là tiền nào của nấy, chứ không nên lầm tưởng là giảm 50% theo giá gốc ban đầu".

Trả lời phỏng vấn truyền thông, chuyên gia kinh tế độc lập - TS Đinh Thế Hiển nhận định: "Hai dự án EverRich và Novaland công bố giảm giá nhưng rất khó xác định có giảm thật hay không. Novaland công bố giảm giá nhưng không phải bán dự án giá 50 triệu đồng/m2 trước đây với giá 27 triệu đồng/m2 mà cùng với giảm giá là điều chỉnh sản phẩm. Hay như Công ty Phát Đạt (dự án EverRich) công bố mặt bằng đẹp, trước đây rao bán 80-100 triệu đồng/m2 nhưng giá đó chưa giao dịch được, giờ giảm giá vẫn trên 40 triệu đồng/m2 nên vẫn khó xác định giá này đã giảm chưa. Vì vậy, chỉ những dự án giảm giá trong khi chất lượng không thay đổi thì mới thật sự giảm và có lợi cho người mua".

Còn nhớ trước đây khi rao bán phá giá căn hộ Thanh Bình với giá 19 triệu đồng/m2, ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã từng tuyên bố "không ai điên mà bán lỗ" bởi theo ông Đức, giá bán đó chỉ bằng 1/2 các dự án tương tự trong khu vực và 1/3 so với cách đây vài năm. “Nhưng, giá đó vẫn còn lời”.

Liên tiếp những cú sốc đại hạ giá của nhiều ông lớn được tung ra và 2 cú sốc mang tên Novaland và Phát Đạt đã phải là những cái tên cuối cùng? Nhà đầu tư chạy theo cuộc đua địa ốc, doanh nghiệp hò nhau giảm giá, lớn tiếng gọi đáy nhưng đâu là giá trị thực của sản phẩm thì vẫn là dấu chấm hỏi.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Cho vay mua nhà tại các ngân hàng bắt đầu khởi sắc

Đại diện một số ngân hàng cho biết, thời gian gần đây sau khi nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay mua nhà, nhu cầu vay đã có dấu hiệu tăng lên.

Nếu năm trước các ngân hàng cho vay mua nhà với lãi suất 15-16%/năm do lãi suất huy động ở mức cao, thì gần đây các ngân hàng đã bắt đầu giảm dần lãi suất cho vay mua nhà xuống khoảng 12-13%/năm. Đồng thời, nhiều ngân hàng còn đưa ra các chương trình khuyến mãi cho vay lãi suất 0% trong tháng đầu tiên hay đưa ra mức lãi suất thấp 6-8% cho những tháng đầu.

Giám đốc một chi nhánh của Ngân hàng SeaBank cho biết gần đây nhu cầu mua nhà để ở của người dân đã bắt đầu tăng lên, đặc biệt là đối tượng cán bộ công nhân viên do giá nhà trên thị trường đã hạ nhiệt cũng như lãi suất ngân hàng đã giảm nhiều. Ông cho biết những khách hàng đã đi làm từ 10 năm trở lên có nhu cầu mua nhà giá khoảng 2 tỉ đồng, trong khi những người mới đi làm khoảng hơn ba năm thì chỉ nhắm tới những căn nhà từ 1,2 tỉ đồng trở xuống. Nhu cầu mua nhà có, lãi suất giảm, giá nhà hợp lý hơn là những điều kiện để cho vay phân khúc này tốt hơn, ông nói.
Cho vay mua nhà của các ngân hàng có dấu hiệu khởi sắc do giá nhà và lãi suất cho vay đã giảm. Ảnh: Thanh Tao.
“Nhu cầu mua nhà để ở của người dân là có thật. Chỉ những dự án chưa hoàn thành về mặt xây dựng hoặc chưa xong về mặt pháp lý mới bị đóng băng. Gần đây mỗi tuần tôi ký cho vay mua nhà khoảng 3-5 hồ sơ, còn vài tháng trước đây cả tuần có khi không có hồ sơ nào”, vị này cho biết.

HDBank là một trong những ngân hàng hợp tác nhiều với các dự án đưa ra những ưu đãi về lãi suất cho khách hàng vay mua nhà đồng thời ngân hàng cũng có những ưu đãi lãi suất cho khách hàng muốn vay để mua nhà hay sửa chữa nhà. Cụ thể, ngân hàng này có ưu đãi lãi suất 0% cho tháng đầu tiên và cố định mức lãi suất của các tháng còn lại trong năm đầu tiên.

Ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc của HDBank, cho biết các chương trình ưu đãi của ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng khiến tăng trưởng dư nợ cho mảng này khá tốt. Theo thống kê đến đầu tháng 9/2013, trong các sản phẩm tín dụng cá nhân của HDBank thì cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng giải ngân cho mảng này cao nhất chiếm đến 43% tổng số dư giải ngân toàn ngân hàng, và tính theo số món vay thì cho vay mua nhà chiếm 30% của toàn ngân hàng.

Ông Trung cho biết để có được lãi suất 0% hỗ trợ cho khách hàng, ngân hàng đã cổ gắng cân đối nguồn vốn để đưa ra các khoản chi phí hợp lý. Tuy nhiên, từ nguồn khách hàng này, ngân hàng sẽ kết hợp bán các sản phẩm cộng thêm khác như các dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, dịch vụ ngân hàng điện tử,… đồng thời phát triển thêm nguồn khách hàng theo phương thức khách hàng giới thiệu khách hàng.

Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank, cho biết dư nợ cho vay mua nhà đối với cá nhân của ngân hàng hiện nay vào khoảng 1.000 tỉ đồng, và con số này đã tăng khoảng 4-5% so với đầu năm. Lãi suất trung bình mà ngân hàng dành cho các khoản vay này là 12% và hiện Sacombank cũng đang hợp tác cho vay đối với một vài dự án.
Các chương trình ưu đãi lãi suất của các ngân hàng thường chỉ là cho năm đầu tiên, trong khi những khoản vay mua nhà thường là dài hạn, trên năm năm, nên các khách hàng khi vay mua nhà cần cân nhắc các điều kiện khác trong hợp đồng vay như phương thức điều chỉnh lãi suất vay các năm như thế nào, hay phí phạt khi trả nợ trước hạn ra sao.

Hiện nay theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay trung dài hạn của các ngân hàng dao động trong khoảng từ 11,8% đến 13%/năm. Trong các hợp đồng vay mua nhà, các ngân hàng thường quy định mức lãi suất điều chỉnh hàng năm sẽ căn cứ theo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng cộng thêm cho một biên độ thông thường là 3-4 điểm phần trăm.
(Theo TBKTSG) 

Doanh số bán nhà mới tại Mỹ tăng trưởng tốt

Theo số liệu mới được công bố, trong tháng 8 doanh số bán nhà mới tại Mỹ tăng 7.9% so với tháng trước đây sau khi phải chịu những thất thoát về doanh số trong tháng 7 qua.

 
Cũng theo số liệu từ Cục số liệu thống kê Hoa Kỳ và Ban phát triển đô thị và nhà ở: Số lượng nhà mới xây dựng tăng theo tỉ lệ được điều chỉnh theo mùa là 421.000 căn so với con số 390.000 căn trong tháng 7. Số liệu trong tháng 8 cao hơn 12.6% so với tháng 8/2012.
 
Doanh số bán nhà mới trong tháng 7 giảm bởi tỉ lệ thế chấp đang tăng khiến người mua cũng phải dè chừng. Hiện nay tỉ lệ thế chấp giảm do những quan ngại về tình hình phục hồi kinh tế yếu ớt khiến cho Cục Dữ trữ liên bang tiếp tục chương trình mua trái phiếu chính phủ.
 
Tính theo khu vực, doanh số bán nhà mới tăng mạnh nhất tại khu vực phía Tây với mức tăng trưởng 20% trong tháng 8. Doanh thu khu vực phía Nam tăng 15% so với tháng trước. Trong khi đó doanh số bán nhà mới tại khu vực phía Tây lại giảm 15% so với tháng 7. 
 
Giá nhà mới tầm trung trong tháng 8 giữ ở mức 254.600 USD, giảm nhẹ so với tháng 7 qua (245.200 USD). Theo ước tính số lượng nhà mới được bán vào cuối tháng 8 sẽ là 175.000 căn. 
 
Thu Nga lược dịch

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Cổ phiếu bất động sản: 80% giao dịch từ cổ đông trong nước

Dù có những giao dịch dẫn đến sự thay đổi chủ sở hữu trong nhóm doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) niêm yết, nhưng nhìn chung, tình hình sở hữu cổ phiếu BĐS thời gian gần đây vẫn không có nhiều biến động.

>>   Giao dịch cổ phiếu địa ốc đang tăng mạnh /Cổ phiếu BĐS vẫn chưa thấy điểm sáng
Yên vị cơ cấu cổ đông lớn
Theo các thông tin công bố trên các website tài chính, cơ cấu cổ đông lớn của nhiều DN BĐS niêm yết hiện không có nhiều thay đổi. Một số tập đoàn, cơ quan nhà nước vẫn là cổ đông chi phối tại các DN BĐS.
Đơn cử, Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) ngoài sở hữu 27,9% vốn ở Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI), còn là cổ đông lớn nhất nắm 23,2% vốn tại Công ty CP Đầu tư phát triển Công nghiệp thương mại Củ Chi (CCI), nắm 19,8% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII).
Hay Bộ Xây dựng đang nắm hơn 56,72% vốn ở Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng (DIG). Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) nắm 51% vốn ở Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD1 (HU1). Bộ Quốc Phòng nắm 10,04% vốn ở Hà Đô (HDG). SCIC nắm 11,8% vốn ở Hadeco (HDC)...
  
Phần lớn tập đoàn, công ty nhà nước đều cử đại diện vào hội đồng quản trị (HĐQT) của nhiều DN BĐS. Chẳng hạn, ông Nguyễn Văn Lệ, Chủ tịch của BCI cũng là người đại diện 19,8% vốn ở BCI. Ông Hoàng Đình Thắng, thành viên HĐQT là người đại diện số cổ phần còn lại của HFIC tại BCI.
Ngoài ra, đối tượng nắm giữ cổ phần tại các công ty BĐS còn là các ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng Việt Á tham gia rót vốn vào khá nhiều công ty, như nắm 11% vốn ở Đất Xanh (DXG); giữ 8,53% vốn ở CCI; giữ 4,13% vốn ở Sông Đà 6 (SD6).
Ngân hàng BIDV cũng đang sở hữu 8,09% vốn ở Công ty CP Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí (PTL); 2,45% vốn ở Công ty CP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC) và 1,19% vốn ở Nhà Thủ Đức (TDH).
Hay Ngân hàng Phương Nam cũng là cổ đông lớn thứ hai tại BCI, với tỷ lệ sở hữu 12.93% vốn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Ngân hàng Phương Nam và BCI chỉ thuần túy là DN - cổ đông chứ không có quan hệ cho vay tín dụng...
Các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán (CTCK) cũng tham gia sở hữu đáng kể tại các DN BĐS. Dù Amersham Industries Limited, một quỹ thuộc Dragon Capital đã giảm sở hữu tại BCI từ 1,47% xuống 0,46% vốn ở BCI, nhưng các quỹ khác của Dragon Capital là Balcstrand Limited, Ware Group Limited, Vietnam Enterprise Investments Limited và Vietnam Property Fund Limited đã mua lại.
Như vậy, tổng cộng 4 quỹ của Dragon Capital đang nắm 7,6 triệu cổ phiếu BCI, tương ứng 10,51% vốn và là cổ đông lớn thứ ba tại BCI. Hay Quỹ Vietnam Property Holding của SAM đang là cổ đông lớn nhất, nắm 19,13% vốn ở Công ty CP Thế kỷ 21 (C21). Vietnam Property Holding (VPH) cũng đang là cổ đông lớn tại Năm Bảy Bảy (NBB).
Ngoài VPH, các quỹ thuộc Deutsche Bank như Deutsche Asset Managament (Asia) Limited, Deutsche Bank AG London, Deutsche Bank Aktiengesellschaf cũng là cổ đông hàng đầu ở NBB.
Ngân hàng Việt Á tham gia rót vốn vào khá nhiều công ty, như nắm 11% vốn ở Đất Xanh (DXG); giữ 8,53% vốn ở CCI; giữ 4,13% vốn ở Sông Đà 6 (SD6). Ngân hàng BIDV cũng đang sở hữu 8,09% vốn ở Công ty CP Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí (PTL); 2,45% vốn ở Công ty CP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC) và 1,19% vốn ở Nhà Thủ Đức (TDH).
Thị trường còn ghi nhận sự xuất hiện của Quỹ Mutual Elite do PYN Fund Management quản lý khi quỹ này liên tục đẩy mạnh giao dịch và chính thức sở hữu 9,81% vốn ở Khang Điền (KDH) chỉ sau khoảng 2 tháng gom mua, trở thành nhà đầu tư ngoại lớn thứ hai ở KDH, chỉ sau Quỹ VOF của VinaCapital.
Riêng các quỹ của VinaCapital không chỉ góp vốn vào KDH mà còn giữ cổ phần ở Thế kỷ 21 (C21). Theo báo cáo cuối tháng 2/2013, khoản đầu tư vào C21 đang chiếm 3,2% NAV của Quỹ VOF và 13,8% NAV của Quỹ VNL. Ngoài ra, VOF cũng nắm 9,14% vốn ở Quốc Cường Gia Lai (QCG).
Red RiverHolding, Beira Limited, VietBridge Capital Holdings, Vietnam Azalea Fund Limited, Quỹ Đầu tư cân bằng Prudential, PCA International Opportunities Funds SPC... tiếp tục nằm trong danh sách cổ đông lớn ở các công ty BĐS như IJC, ITC, NBB, HDC, LCG... Trong nước, nhiều CTCK như Rồng Việt, SSI, FPTS... cũng đang sở hữu cổ phiếu BĐS.
Không ít DN BĐS tuy đã cổ phần hóa nhưng đa số cổ phiếu lại trong tay một nhóm cá nhân thuộc cùng gia đình hoặc tổ chức có liên quan. Đơn cử, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Phát Đạt (PDR) cùng gia đình nắm khoảng 78% vốn ở PDR. Hay ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc Địa ốc Khang An (KAC) vẫn nắm 51,4% vốn ở KAC.
Cá nhân nào đã giao dịch?
Nhìn tổng thể, giao dịch cổ phiếu BĐS tập trung ở nhóm cổ đông trong nước. Khi xem xét khoảng 20 DN BĐS trên sàn, con số thống kê cho thấy, khoảng 80% các giao dịch đáng chú ý trong 7 tháng đầu năm 2013 đến từ cổ đông nội.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK SJC đánh giá, đây là diễn biến hợp lý khi một số quỹ, CTCK, tổ chức trong nước cũng như cá nhân nhà đầu tư đang có những thay đổi trong cơ cấu vốn đầu tư, trong định hướng hoạt động.
Lấy ví dụ CTCK Âu Việt (AVS) - tổ chức nắm 4,4% vốn ở DIH đã qua gần xong các bước của phá sản. Vì thế, AVS đã và sẽ tìm cách thoái hết vốn khỏi những khoản mục công ty đầu tư.
Trong tương quan giao dịch mua - bán, động thái nhà đầu tư nội gom mua cổ phiếu BĐS lại nhiều hơn. Đơn cử, ông Trần Minh Đức, Chủ tịch C21, đã nâng sở hữu của mình tại C21 lên 5,62%.
Còn ông Trần Công Tuấn, thành viên HĐQT và là em trai ông Đức, cũng nâng sở hữu tại C21 lên 3,56%. Giao dịch mua cũng diễn ra mạnh ở các cổ đông có liên quan đến cá nhân sáng lập tại công ty. Sau 3 lần mua, Đoàn Hữu Hà An, con của ông Đoàn Hữu Thuận, chủ tịch HDC đã mua thêm 150.000 cổ phiếu và nắm 0,56% vốn ở HDC.
Động thái mua vào từ HĐQT, ban điều hành, ban kiểm soát và những người liên quan là tín hiệu vui cho những ai đang nắm giữ cổ phiếu DN BĐS. Theo các chuyên gia, việc mua vào của những người đứng đầu DN thường phản ánh ý muốn gắn bó nhiều hơn và trách nhiệm hơn với DN.
Tuy nhiên, dữ liệu thống kê chỉ ra, khối lượng trong mỗi giao dịch mua của nhà đầu tư nội còn khá khiêm tốn, trung bình khoảng vài chục ngàn cổ phiếu. Do đó, tác động từ giao dịch của cổ đông nội bộ đến thị trường không lớn. Trong khi đó, việc rút vốn hay mua vào của nhóm cổ đông ngoại lại được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Điển hình, chỉ chưa đầy 2 tháng, Quỹ Mutual Elite liên tục gom mua và trở thành cổ đông lớn nhất ở KDH, nắm gần 10% vốn ở KDH. Hay những động thái rút vốn của Deutsche Bank khỏi NTL, IJC cũng khiến thị trường chú ý do giao dịch hàng trăm ngàn cổ phiếu trong mỗi giao dịch.
(Theo DNSG)